Lời khuyên của chuyên gia

Mẹ bầu bị chuột rút và cách xử lí

chuột rút khi mang thai

Chuột rút khi mang thai là một cơn co thắt đột ngột và không tự nguyện của một hay nhiều nhóm cơ, thường gây đau dữ dội ở đùi, bắp chân và chân. Hiện tượng này thường xuất hiện vào ban đêm và phổ biến hơn trong giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ. Mặc dù không gây hại nghiêm trọng, chuột rút có thể làm bà bầu tạm thời không thể cử động, gây đau nhức và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

1. Các nguyên nhân thường gặp gây chuột rút khi mang thai

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến chuột rút trong thời kỳ mang thai:

  • Tăng trọng lượng cơ thể: Khi thai nhi phát triển, trọng lượng của mẹ bầu tăng lên, gây áp lực lên các cơ bắp, đặc biệt là ở chân.
  • Tử cung lớn dần: Sự phát triển của tử cung gây áp lực lên các mạch máu, làm cản trở lưu thông máu từ chân lên tim. Điều này cũng tạo áp lực lên các dây thần kinh từ tủy sống đến chân, gây ra cảm giác nặng nề, khó chịu và dẫn đến chuột rút.
  • Mất nước: Khi cơ thể mất nước, sự cân bằng điện giải bị ảnh hưởng, có thể gây ra tình trạng chuột rút.
  • Thiếu canxi: Vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Nếu cơ thể mẹ bầu không được cung cấp đủ canxi, chuột rút có thể xảy ra do sự thiếu hụt.
  • Thiếu khoáng chất: Thiếu kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống cũng là một yếu tố gây chuột rút ở chân.
  • Căng cơ và giữ tư thế lâu: Lạm dụng cơ bắp, căng cơ hoặc duy trì một tư thế quá lâu cũng có thể gây ra tình trạng chuột rút.

Mặc dù đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng trong một số trường hợp, nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai vẫn chưa được xác định rõ ràng.

chuột rút khi mang thai

Dấu hiệu chuột rút khi mang thai

Thường xuất hiện vào những tháng đầu hoặc giữa thai kỳ và có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi thai nhi lớn dần. Đây là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai, thường xảy ra ngay khi bắt đầu giấc ngủ hoặc vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự thoải mái của mẹ bầu.Chuột rút thường gặp nhất ở chân, bao gồm bắp chân, đùi và bàn chân. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện chuột rút ở tay hoặc thân mình. Đặc biệt, chuột rút ở bụng cần được chú ý vì có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng như dọa sảy thai. Ngoài cơn đau đột ngột, mẹ bầu còn có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng xuất hiện dưới da ở vùng bị chuột rút.

Nếu mẹ bầu bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau dữ dội ở bụng hoặc vai, thân nhiệt tăng hoặc cơn đau trở nên trầm trọng, cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.

chuột rút khi mang thai

Cách chữa chuột rút khi mang thai
  1. Kéo căng cơ bắp chân: Khi bị chuột rút ở chân, bạn có thể kéo căng cơ bắp chân bên bị ảnh hưởng. Đi bộ và sau đó nâng cao chân cũng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút trở lại. Ngoài ra, tắm nước ấm, mát-xa bằng đá hoặc mát-xa cơ bắp cũng rất hữu ích.
  2. Kéo căng cơ trước khi đi ngủ: Nếu thường bị chuột rút vào ban đêm, hãy thực hiện các bài tập nhẹ như đi xe đạp đứng yên trong vài phút trước khi đi ngủ để giúp ngăn ngừa chuột rút khi ngủ.
  3. Duy trì hoạt động thể chất: Tập thể dục đều đặn có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân trong thai kỳ.
  4. Bổ sung magie: Việc bổ sung magie có thể giúp ngăn ngừa chuột rút. Sản phụ có thể ăn nhiều thực phẩm giàu magie như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt.
  5. Bổ sung canxi: Mức canxi trong máu giảm trong thai kỳ có thể góp phần gây ra chuột rút. Phụ nữ mang thai nên nhận đủ 1.000 mg canxi mỗi ngày qua thực phẩm như thịt, cá, trứng, tôm, cua,… hoặc thông qua thực phẩm bổ sung, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  6. Uống đủ nước: Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để giữ cho cơ thể luôn đủ nước.
  7. Nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái: Tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng cũng giúp ngăn ngừa chuột rút khi mang thai.

Chuột rút là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ và thường không gây hại. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu đau đớn dữ dội, sưng đỏ ở chân do cục máu đông, cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *